DẦU MỠ NHỜN
1. Dầu nhờn
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.
Dầu nhờn có tác dụng gì?
- Giảm ma sát: Dầu nhờn tạo một lớp màng ngăn cách các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau, ngăn chặn sự mài mòn của động cơ.
- Làm sạch: Trong quá trình hoạt động, động cơ sẽ bị nhiễm khí, bụi bẩn… dầu nhờn có tác dụng làm trôi bụi bẩn, giúp làm sạch động cơ, chống hình thành cặn bám vào bề mặt.
- Làm mát.
- Trung hòa axit.
- Thủy lực: Dầu nhớt dưới dạng lỏng có chức năng thủy lực,hỗ trợ lực cho động cơ, giúp động cơ tăng được năng suất hoạt động.
Dầu nhờn chính là để bôi trơn động cơ. Vì động cơ khi vận hành sẽ tạo ra ma sát giữa các bề mặt kim loại của chi tiết. Ma sát sẽ làm máy nóng lên, gây ra cặn bẩn làm cản trở chuyển động, mài mòn dẫn đến hư hỏng máy móc. Dầu nhờn có 6 công dụng chính:
Dầu nhờn giúp bôi trơn động cơ
Dầu nhờn gồm những thành phần gì?
* Dầu gốc
Là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý bằng các quy trình xử lý vật lý và hóa học. Thông thường, dầu gốc có 3 loại: dầu khoáng, dầu tổng hợp toàn phần, dầu bán tổng hợp.
Dầu khoáng chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất dầu nhờn do có giá thành rẻ, sản phẩm đa dạng, phong phú. Trong những năm gần đây, dầu tổng hợp cũng rất được quan tâm bởi tính chất của nó so với dầu khoáng thông thường. Dầu bán tổng hợp là dầu được pha trộn từ dầu khoáng (70%) và dầu tổng hợp (30%). Dầu bán tổng hợp vừa mang những đặc tính vượt trội của dầu tổng hợp, nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều (từ 50 – 60%).
* Dầu gốc khoáng
Trước đây, thông thường người ta dùng cặn mazut làm nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn gốc. Nhưng do nhu cầu sử dụng về số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao, nên đã nghiên cứu tận dụng phần cặn của quá trình chưng cất chân không có tên gọi là cặn gudron làm nguyên liệu để sản xuất dầu nhờn gốc có độ nhớt cao. Cặn mazut và gudron chính là hai nguyên liệu chính của dầu gốc khoáng.
* Dầu nhờn tổng hợp
- Phương pháp 1: dựa vào một số tính chất đặc thù để phân loại như: độ nhớt, khối lượng riêng.
- Phương pháp 2: dựa vào bản chất của chúng.
Dầu nhờn tổng hợp được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ những hợp chất ban đầu, do đó nó có những tính chất được định ra trước. Nó có thể có những tính chất tốt nhất của dầu khoáng, bên cạnh đó còn có một số đặc điểm như: không cháy, không hòa tan lẫn trong nước.
Ưu điểm của dầu tổng hợp là có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng từ -55°C đến 320°C, có độ bền nhiệt lớn, có nhiệt độ đông đặc thấp, chỉ số độ nhớt cao… Chính những ưu điểm này mà dầu tổng hợp ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là trong các động cơ phản lực. Có hai phương pháp chính để phân loại dầu nhờn tổng hợp:
Theo phương pháp 2 người ta chia dầu tổng hợp thành những loại chính sau: hydrocacbon tổng hợp, este hữu cơ, poly glycol, và este photphat. Bốn hợp chất chính này chiếm trên 40% lượng dầu tổng hợp tiêu thụ trên thực tế.
* Phụ gia cho dầu nhờn
- Dễ hòa tan trong dầu.
- Không hoặc ít hòa tan trong nước.
- Không ảnh hưởng đến tốc độ nhũ hóa của dầu.
- Không bị phân hủy bởi nước và kim loại.
- Không bị bốc hơi ở điều kiện làm việc của hệ thống dầu nhờn.
- Không làm tăng tính hút ẩm của dầu nhờn.
- Hoạt tính có thể kiểm tra được.
- Không độc, giá thành rẻ, dễ tìm
Dầu nhờn thương phẩm để sử dụng cho mục đích bôi trơn là hỗn hợp của dầu gốc và phụ gia. Do đó, chất lượng của dầu bôi trơn ngoài sự phụ thuộc rất nhiều vào dầu gốc, nó còn phụ thuộc vào phụ gia.
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, vô cơ, thậm chí là những nguyên tố hóa học được thêm vào chất bôi trơn, nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn.
Yêu cầu chung của một loại phụ gia:
2. Mỡ
Mỡ bôi trơn là gì?
Một chất liệu không thể thiếu trong máy móc công nghiệp
Mỡ bôi trơn hay còn được gọi với cái tên khác là mỡ công nghiệp được sử dụng cho máy móc hạng nặng, các trục ổ xe máy - ô tô hay nhiều thiết bị trong nhà. Đối với nhiều người, nó còn khá lạ lẫm và xa lạ không biết rằng nó có nhiều công dụng đến bất ngờ.
Mỡ bôi trơn tiếng Anh là gì?
Đôi nét về thành phần của mỡ bôi trơn
Trong tiếng Anh, mỡ hay dầu nhớt gọi chung là Grease hay Lubricant Grease. Nó hình thành từ quá trình pha chế mỡ chịu nhiệt (chiếm 60 - 95%), chất làm đặc và các chất phụ gia khác (0,5%).
Đặc biệt chất phụ gia sử dụng điều chế thường xuất hiện trong bảng thành phần với nồng độ thấp. Chúng được thêm vào mỡ nhằm giảm độ ma sát cho thiết bị khi vận hành.
Khi mua sản phẩm mỡ bôi trơn thường trên bao bì có rất nhiều thông số cũng như thành phần nhưng tựu chung lại thì bao gồm 2 loại chính: dầu gốc và chất làm đặc. Ngoài ra còn có một số hệ phụ gia khác, những thành phần này tạo nên kết cấu Semisolid. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ từng thành phần chứa trong nó.
Dầu khoáng là thành phần chính chiếm 90% trong mỡ
+ Dầu gốc thường có gốc khoáng hoặc gốc tổng hợp.
- Trong mỡ thì dấu gốc chiếm tỷ lệ lớn khoảng 75 - 90%, đóng vai trò làm thành phần chủ yếu.
- Loại này có đặc tính gần giống với loại sản xuất dầu nhớt nên chất lượng tùy thuộc vào dầu gốc.
- Dầu khoáng dùng trong chế tạo được chưng cất từ dầu mỏ hay lấy từ phân đoạn của chế hóa dầu nhờn.
- Vì có thành phần giống dầu nhờn nên chắc chắn có đặc tính kỹ thuật hay tính chất như dầu nhờn.
+ Chất làm đặc quyết định khả năng kháng nước, chịu nhiệt và giúp dầu gốc không bị tách khỏi mỡ.
- Chất làm đặc có gốc sáp: Được chiết xuất từ các Hidroxit kim loại Ca(OH)2, NaOH, KOH...kết hợp cùng với các axit béo có công thức H2O + C17H35COOH. Những chất này phải đảm bảo không chảy ở nhiệt độ cao, trải qua quá trình từ dẻo sang lỏng rồi nhỏ giọt.
- Chất làm đặc có gốc sáp: Một sản phẩm của Hidrocacbon gồm nhiều phân tử lớn ở thể rắn. Theo nhận định thì mỡ gốc sáp có tính ổn định nên thường được dùng làm mỡ bảo quản.
+ Chất phụ gia thường phải chiếm từ 5 - 12% trong mỡ mới đáp ứng nhu cầu sử dụng như mong muốn. Tuy không phải thành phần chính quyết định tính năng của mỡ nhưng nó được thêm vào nhằm cải tiến đặc tính có trong mỡ. Một vài phụ gia thường được nhà sản xuất lựa chọn là:
- Chất chống lại sự oxy hóa
- Chất chống ăn mòn.
- Chất có thể chịu áp lực cao.
- Chất khử nhũ và tách nước.
- Chất chịu được nhiệt độ cao.
Công dụng của mỡ bôi trơn đối với các thiết bị
Muốn máy móc vận hành trơn tru phải có mỡ bôi trơn
Với những thành phần như trên nó trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng hơn so với dầu nhớt hay dầu nhờn. Đúng như tên gọi công dụng chính của mỡ là để bôi trơn. Nó được sử dụng bôi trơn cho các cơ cấu tại các vị trí hở không được bôi trơn thường xuyên. Ví dụ như bôi trơn các vòng bi, bạc đạn ổ trục bánh xe, các khớp nối. Hay các thiết bị cơ giới không được bảo quản bỏ lâu ngày trong điều kiện ẩm ướt và bụi khô nên bị gỉ sét.
Không chỉ thế, còn có công dụng lớn với thiết bị chịu tải sóc, rung của ngành vận tải. Chúng còn một công dụng ít ai biết đến đó chính là bao kín và bảo quản vùng trục.
Mỡ công nghiệp còn dùng để bịt kín nhằm tránh sự xâm nhập của nước cũng như các vật liệu không nén được. Theo kinh nghiệm sử dụng của thợ máy, mỡ còn có khả năng chống mài mòn, kháng lại tất cả tác động oxy hóa từ môi trường bên ngoài.
Sẽ nhiều người thắc mắc sao không dùng dầu nhớt cho các thiết bị. Tuy nhiên dầu nhớt sẽ thất thoát lớn còn mỡ đảm bảo yêu cầu thất thoát ít, thiết bị sử dụng trơn tru trong thời gian dài. Chỉ cần tiến hành thay hoặc bơm mỡ vào các lần bảo dưỡng định kỳ.
Thường xuyên thay hoặc bơm mỡ định kỳ kéo dài tuổi thọ máy móc
Trong nhiều trường hợp quá khó các chuyên gia khuyên dùng sử dụng máy bơm mỡ bởi cách dùng dễ dàng và công dụng lớn như:
- Giúp động cơ máy móc hoạt động trơn tru, êm ái không bị rít.
- Có thể bơm cũng như tra mỡ ở những động cơ tay khó làm.
- Động cơ vận hành nhanh hơn rất nhiều so với làm thủ công.
- Ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đa dạng trong đời sống.
Lưu ý:
+ Trong công nghiệp hay trong các xưởng ô tô mỡ bôi trơn cần có thiết bị chuyên dụng là máy bơm mỡ bò để đảm bảo việc bơm mỡ vào máy móc được an toàn và dễ dàng hơn.
+ Tùy thuộc vào độ lún kim thường dùng cho xe máy, ô tô mà người ta chia mỡ bôi trơn thành 3 loại và phân cấp theo thứ tự 1, 2 và 3. Thế nên khi mua hàng cần chú ý đến mục đích của mình để lựa chọn cho đúng.